Đặt hàng qua Hotline


 0935.321.321 - 0879.23.23.23






Khách hàng đã có tài khoản / Khách hàng mới
Việc có tài khoản trên website chúng tôi sẽ giúp bạn mua sắm dễ dàng hơn và có thể theo dõi lịch sử mua sắm tốt hơn.

NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA YẾN SÀO

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023
Lượt xem: 462

Sơ đồ hoạt động nuôi chim yến


+ Nguồn gốc: Tổ yến ăn được EBN (Edible Bird's Nest) hiện đang tiêu thụ rộng rãi dưới dạng thực phẩm bổ dưỡng. Tổ yến (yến sào) thời xưa được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống nên việc khai thác gặp khó khăn, nguy hiểm khiến cho giá trị sản phẩm trở nên quý báu. EBN được làm từ nước bọt do chim tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi của chim yến tổ trắng (yến hàng) Aerodramus fuciphagus hay yến tổ đen (yến xiêm) Aerodramus maximus, sống ở các nước vùng Đông Nam Á.

Lịch sử của EBN trong ẩm thực Trung Quốc đã được mở rộng để đưa nó vào như một loại thực phẩm chức năng đương đại chủ yếu là do tác dụng y tế của EBN được báo cáo trong các tài liệu khoa học. Các nghiên cứu đã ủng hộ niềm tin truyền thống rằng EBN có thể mang lại lợi ích y tế bao gồm tăng cường chức năng miễn dịch, trẻ hóa làn da và bổ xương. Hơn nữa, EBN còn thể hiện một số tác dụng như chống ung thư, chống lão hóa, chữa suy nhược, phục hồi sau bệnh tật và phẫu thuật.

Có nhiều nghiên cứu đang diễn ra nhằm điều tra các đặc tính dinh dưỡng và dược lý tiềm ẩn của EBN trên bệnh nhân lao, hen suyễn, ho khan, ho ra máu, cải thiện giọng nói, khó thở, suy nhược và các vấn đề về dạ dày. EBN còn được cho là có tác dụng nâng cao ham muốn tình dục, củng cố hệ thống miễn dịch, cải thiện sự tập trung, tăng năng lượng và trao đổi chất cũng như điều hòa tuần hoàn.

Mặc dù hiệu quả của chiết xuất EBN trong việc duy trì sự trẻ trung và tăng cường thể lực vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn IV nhưng những bằng chứng khoa học về việc bổ sung EBN chỉ ra rằng nó có thể cải thiện kết cấu da làm giảm quá trình lão hóa, bảo vệ cơ thể và nâng cao thể trạng.

Tổ yến có ba màu khác nhau trắng, đen và đỏ. Giả thuyết phổ biến nhất là màu đỏ (yến huyết) được tạo ra bởi máu của chim yến tiết ra trong quá trình xây tổ hoặc được sản xuất từ quá trình lên men tự nhiên. Lý thuyết khác cho rằng màu sắc tổ yến có liên quan đến nguồn thức ăn của chim yến như côn trùng, khoáng chất, chất dinh dưỡng hoặc hàm lượng sắt (sắt bị oxy hóa có thể tạo ra màu đỏ) từ môi trường xung quanh hay cặn lắng đọng từ đá vôi của vách hang động.

Gần đây, một lời giải thích khoa học lại cho rằng EBN màu đỏ là do quá trình oxy hóa Nitrat, mối tương quan giữa hàm lượng Nitrit và Nitrat. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hàm lượng Acid amin của mẫu EBN trắng và đỏ nhận thấy Methionine được tìm thấy trong các mẫu EBN màu trắng chứ không phải màu đỏ.

+ Thành phần sinh hóa của EBN: được phân loại dựa trên hàm lượng màu sắc các thành phần Nitrat và Nitrit. EBN bao gồm các chất tiết ra từ tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến được sử dụng như là ciment để kết dính các thành phần. Chất tiết được sản xuất với tốc độ cao nhất trong mùa làm tổ và sinh sản. Các tuyến nước bọt dưới lưỡi có thể tăng trọng lượng từ 2,5 lên 160 mg. Chất nhầy dính này sẽ trào ra và cứng lại khi tiếp xúc với không khí tạo thành tổ chim.

Nước bọt tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi của chim yến, nhiều kỹ thuật đã được phát triển để xác thực EBN trong đó proteomics có thể là phương pháp hứa hẹn nhất: số lượng trình tự Protein liên quan được lưu trữ nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở cấp độ phân tử để khám phá các cơ chế đằng sau các chức năng sinh học như cải thiện sức mạnh của xương, trẻ hóa da, hoạt động của yếu tố tăng trưởng biểu bì và tăng sinh tế bào,…

Các nghiên cứu đã cho thấy những tác dụng sinh học đáng kể và đang được tiến hành để khám phá các ứng dụng dược lý tiềm năng.

+ Thành phần hoạt chất có trong EBN: Protein là thành phần chính trong EBN được sử dụng để xây dựng các tế bào mô thúc đẩy chức năng trao đổi chất, hàm lượng Protein trong tổ yến khoảng 32,3%; các Carbonhydrate đường đơn khoảng 30,1%; Acid Sialic khoảng 8,6% (acid nước bọt cao nhất trong số nước bọt của các loài động vật); các Vitamin B, C, E, PP; các nguyên tố vi lượng; 17 loại Acid amin như Proline, Arginine, Methionine, Taurin, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Leucine, Threonine, Glutamic, Asparatic, Phenylalanine,… trong đó dồi dào nhất là Serine 15,4%, Valine 10,7%, Tyrosine 10,1% và isoleusine 10,1%... Các Acid amin này rất quan trọng trong việc tạo ra năng lượng, điều hòa chức năng tế bào và xây dựng hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất globulin miễn dịch và kháng thể. Ngoài ra còn có 16 nguyên tố sinh học với tỉ lệ Canxi 0,649%, Natri 0,301%, Sắt 0,062%, Lưu huỳnh 0,781% …

Tổ yến sào thô đã tinh chế


+ Lợi ích của EBN với sức khỏe:

Trong Đông Y:

Tổ yến tính bình, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung, sử dụng lâu ngày, ngoài việc tự bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, nâng cao khả năng tính dục ra còn dưỡng da đẹp tóc, thân thể khỏe mạnh. Kinh nghiệm truyền thống còn cho thấy tổ yến có tác dụng ích khí, cường dương, có lợi cho phổi và thận, rất tốt cho da, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích sự phân chia các tế bào của hệ miễn dịch.

Y học hiện đại:

-Tác dụng bảo vệ thần kinh của EBN đã được chứng minh bằng cách sử dụng chất độc thần kinh 6-hydroxydopamine để gây ra stress oxy hóa và trên các tế bào u nguyên bào thần kinh trong mô hình bệnh Parkinson in vitro. EBN được phát hiện có tiềm năng bảo vệ thần kinh cao chống lại tình trạng lão hóa liên quan đến suy giảm estrogen chủ yếu là do sự biến đổi của hệ thống oxy hóa khử và sự suy giảm các sản phẩm cuối glycation. Histidine được sử dụng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong phản ứng miễn dịch, chức năng tình dục và chu kỳ giấc ngủ. Histidine còn có vai trò quan trọng để duy trì vỏ myelin, bảo vệ tế bào thần kinh.

- Tăng khả năng miễn dịch: Acid Sialic được coi là chất điều hòa miễn dịch ảnh hưởng đến khả năng đẩy lùi vi khuẩn có hại của chất nhầy. Chiết xuất EBN đã được phát hiện là có tác dụng vô hiệu hóa virus cúm và ức chế quá trình ngưng kết hồng cầu ở người do virus cúm A gây ra.

- Chống lão hóa: Chiết xuất EBN có tác dụng chống lão hóa bằng cách tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa. Phenylalanine có tác dụng cải thiện trí nhớ, chống mất trí ở người lớn tuổi; Lysine tăng khả năng hấp thụ Canxi giúp trẻ em tăng trưởng, người già chống lão hóa cột sống; Arginin và Methionine bảo vệ gan; Taurin có tác dụng chữa lành vết thương giác mạc làm sáng mắt.

- Yếu tố tăng trưởng biểu bì Epidermal Growth Factor (EGF) là polypeptide trọng lượng phân tử thấp có tác dụng kích thích sự phát triển và tăng sinh tế bào, bổ sung EGF có thể mang lại lợi ích cho việc tái tạo và bình thường hóa chức năng tế bào bị mất do lão hóa, kích thích tăng sinh tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ của con người, tăng cường sức mạnh của xương và độ dày của da.

- Điều hòa các chỉ số sức khỏe: Leucine có khả năng điều chỉnh đường huyết giúp cơ thể bảo vệ khỏi các chứng bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

- Tác dụng của tổ yến đối với trẻ nhỏ: Thể hiện ở khả năng tăng cường trao đổi chất, tăng phản xạ thần kinh, tăng số lượng hồng cầu, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

+ Chế biến: Theo truyền thống, đun cách thủy tổ yến hai lần với đường phèn làm “súp tổ yến” được dùng để bổ sung sức lực và tái tạo năng lượng. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy tác dụng của yến sào. Đối với các thành phẩm đã chế biến sẵn thì dùng trực tiếp theo hướng dẫn đã in trên bao bì sản phẩm và đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.

+ Thời điểm sử dụng: Tốt nhất để là khi bụng rỗng, vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể tốt nhất.

+ Liều lượng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng yến sào theo độ tuổi với liều lượng như sau:

Trẻ em: Bé 1 đến 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và cách ngày. Bé 3 đến 10 tuổi có thể ăn 100g/tháng, dùng cách ngày mỗi lần khoảng 6-7g. Không nên cho trẻ nhỏ ăn yến sào khi mới bắt đầu tập ăn dặm.

Phụ nữ : 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn yến sào, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng cách ngày khoảng 7g/lần; mang thai tháng thứ 8 – 9 nên giảm liều 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần. Phụ nữ sau sinh dùng yến sào rất tốt với liều 2-3 g/ ngày.

Người lớn tuổi cần hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật: Tháng đầu tiên ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng; Tháng thứ hai trở đi ăn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.
Người đau ốm: trong giai đoạn điều trị có thể dùng mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, khoảng 150g/tháng.

Người bình thường muốn tăng cường sức khỏe: có thể ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.

Người tiêu dùng nên chọn mua yến sào ở những thương hiệu có uy tín và đọc kỹ thông tin sản phẩm, hướng dẫn sử dụng để chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và gia đình./.

Team Marketing Tín Thắng